Từ 2025, vợ chồng, anh em… đi xe của nhau có bị ph:ạt lỗi không chính chủ?

Tin Tức

Từ năm 2025, đi xe của người thân có bị phạt lỗi xe không chính chủ hay không? Luật pháp quy định như thế nào trong trường hợp này?

Luật sư Nguyễn Văn Nam – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có một quy định nào nêu ra khái niệm thế nào là xe không chính chủ. Tuy nhiên, hiểu một cách đúng luật thì căn cứ tại điểm a, khoản 4 và điểm l, khoản 7, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi “không chính chủ” chính là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi mua, được cho hay được tặng.

 

mgid.com, 843937, DIRECT, d4c29acad76ce94f

Ảnh minh họa.

Những trường hợp mượn xe người khác để đi sẽ không bị xử phạt nếu có đủ các giấy tờ cần thiết, như giấy đăng ký xe, bằng lái xe, giấy bảo hiểm xe bắt buộc, giấy đăng kiểm với loại hình ô tô… Và người điều khiển phương tiện không vi phạm luật an toàn giao thông thì chắc chắn không bị xử phạt tiền.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe có mức phạt khác nhau, tùy vào loại xe không đăng ký:

Đối với việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng.

Đối với không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng.

Tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng; được phân bổ, được điều chuyển; được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô…

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Nam, về trường hợp con mượn xe của bố, vợ mượn xe của chồng, mượn xe của người khác thì có bị xử phạt lỗi không chính chủ hay không thì hiện không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi theo là được.

Phúc Đức