Ai cũng hay bị tê tay do ảnh hưởng từ hoạt động hàng ngày, nhưng khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn cần phải đi khám ngay vì như vậy có nghĩa là cơ thể đang “kêu cứu”.
Một trong những hiện tượng bình thường ai cũng gặp hàng ngày là tê tay, chúng xuất hiện khi rễ thần kinh đang bị tác động hoặc chèn ép lên. Chúng ta hay bị tê ở đầu ngón tay, cảm giác như kiến đang bò lên hoặc bị kim đâm từng đợt vào. Sau đó chúng sẽ lan dần xuống bàn tay và cả cánh tay, khiến bạn thấy khó chịu.
Tê tay có thể là dấu hiệu sớm của hàng loạt loại bệnh nguy hiểm.
Nếu thỉnh thoảng bạn thấy tê bì tay thì đó chỉ là hiện tượng bình thường, chỉ cần nghỉ ngơi và thư giãn một chút là sẽ hết ngay. Tuy nhiên, một khi triệu chứng này xảy ra thường xuyên, bạn phải cảnh giác bới đó có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nghiêm trọng như:
– Đột quỵ
– Thoái hóa đốt sống cổ
– Thiếu máu não cục bộ
– Bệnh tiểu đường
– Hội chứng ống cổ tay
Cụ thể như sau:
1. Đột quỵ
Như đã nói, tê tay thường xảy ra khi bạn nằm đè lên tay khiến dây thần kinh bị tác động. Nhưng trong vài trường hợp, nó cũng cảnh báo sớm một cơn đột quỵ do não bộ đang có vấn đề. Theo các chuyên gia, những người hay bị tê ngón cái và ngón trỏ sẽ có nguy cơ xuất hiện một cơn đột quỵ trong vòng 3 năm tới.
Nếu bạn mắc bất kỳ một trường hợp nào sau đây, hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức:
– Tay chân đột nhiên tê yếu không rõ lý do, đặc biệt nếu nó chỉ ở một bên của cơ thể.
– Khó giao tiếp hoặc không hiểu người khác đang nói gì.
– Gặp khó khăn khi nhìn.
– Đau đầu và chóng mặt đột ngội xảy ra dữ dội.
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nên bạn cần phải cảnh giác.
Để phòng tránh đột quỵ, mọi người cần chú trọng luyện tập thể dục và ăn uống điều độ, nhất là phải suy nghĩ một cách lạc quan, hạn chế stress dài ngày. Những người có tiền sử máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng mạch máu não cần phải chú ý hơn vì rất dễ bị đột quỵ lúc nào chẳng hay.
2. Thoái hóa đốt sống cổ
Dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì rất nhiều, nhưng trong số đó có chứng tê tay liên tục. Bệnh không chỉ ở người cao tuổi mà còn xuất hiện ở người trẻ làm văn phòng, ít vận động hoặc người làm những công việc phải dùng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả hai giới là như nhau.
Nếu bạn thấy mình luôn bị tê tay dài ngày thì tốt nhất nên đi khám sớm, đó là cách tốt nhất giúp bạn phòng trước bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vận động thường xuyên và ngủ đúng tư thế, gối nên ở độ cao từ 7-9cm để tránh tạo áp lực lên mạch máu và mô thần kinh cục bộ tại cổ khi đang ngủ.
3. Thiếu máu não cục bộ
Loại bệnh này là chứng viêm khớp ảnh hưởng đến các đĩa đệm ở cổ. Nguyên nhân thường do quá trình hao mòn của xương cột sống, khiến các đốt sống bị tổn thương và chèn ép lên các dây thần kinh lân cận, gây tê bàn tay, tê cánh tay và ngón tay dài ngày.
Tê tay tuy là chuyện thường nhưng hãy cẩn thận, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm của 5 loại bệnh chết người sau – Ảnh 3.
Thiếu máu não khiến chị em mệt mỏi, khó tập trung và hay chóng mặt.
Khi bản thân mắc phải thiếu máu não cục bộ, bạn nên đi khám và thực hiện các biện pháp điều trị hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong máu. Nên uống nhiều nước, chăm vận động cải thiện hệ tuần hoàn thì hiện tượng tê tay cũng từ đó mà biến mất.
4. Tê tay do bệnh tiểu đường
Khi mắc phải bệnh tiểu đường, nó sẽ gây ra một loạt biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là tác động mạnh đến hệ thần kinh. Lúc này nếu khu thần kinh ngoại biên bị ảnh hưởng do bệnh, chứng tê tay sẽ dần xuất hiện và có cảm giác dị thường ở các chi.
Có thể nói rằng, tê tay chính là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường . Hãy cố gắng điều trị nghiêm túc và kiểm soát lượng đường trong máu, chú ý bổ sung thêm vitamin cho cơ thể để tăng đề kháng, chống lại bệnh tật.
5. Hội chứng ống cổ tay
Người mắc hội chứng ống cổ tay thường bị tê tay, tê ngón giữa, ngón cái và ngón trỏ liên tục nhiều ngày. Cụ thể, loại bệnh này thường gặp ở những người phải làm việc nhiều với bàn phím máy tính, do tay phải liên tục hoạt động để gõ phím nên làm sưng đau các sợi gân.
Để khắc phục và phòng tránh loại bệnh này, bạn nên cho tay nghỉ ngơi thường xuyên chứ đừng ép nó phải làm việc quá nhiều. Hãy duỗi tay và xoa bóp tay cho máu lưu thông, tránh giữ nguyên một tư thế tay trong thời gian dài.