Sắp xảy ra một v ụ cưỡng ch ế cồng k ề nh h iếm có

Tin Tức

Cục Thi hành án dân sự tỉnh Cà Mau đã lên kế hoạch xe cuốc, xe tải để đào bới chở đi gần 440m3 đất cát dưới nền nhà – một vụ cưỡng chế cồng kềnh hiếm có.

Một vụ cưỡng chế cồng kềnh hiếm có sắp diễn ra ở Cà Mau do thi hành một bản án tranh chấp đất đai. Bản án này tuyên bị đơn phải di dời 440m3 đất, cát dưới nền nhà.

Vụ án dài hơn thập kỷ

mgid.com, 843937, DIRECT, d4c29acad76ce94f

Vụ án tranh chấp đất đai này diễn ra hơn 15 năm qua, với 4 bản án và một Quyết định giám đốc thẩm.

 

Cục thi hành án tỉnh Cà Mau đã dự trù kinh phí cho việc đào bới, chở đi 440m3 đất cát dưới nền căn nhà này. Ảnh: TRẦN VŨ

Theo hồ sơ, năm 2008, bà Nguyễn Thị Đào cất nhà gỗ trên mảnh đất 415m2, thuộc thửa đất số 334, ở phường 1, thành phố Cà Mau thì bị ông Võ Minh Chiến ngăn cản. Ông Chiến đưa ra sổ đỏ được cấp năm 1998 làm cơ sở.

Năm 2009, bà Đào kiện hành chính yêu cầu hủy sổ đỏ của ông Chiến. Khi vụ án vẫn chưa giải quyết xong, tháng 5-2013, ông Chiến khởi kiện dân sự tranh chấp đất với bà Đào. Cuối cùng hai vụ nhập thành một, ông Chiến là nguyên đơn, phía bà Đào là bị đơn có phản tố.

Và từ năm 2016, vụ án đã được xét xử nhiều lần (do có hủy án xét xử lại). Tất cả các bản án đều thống nhất xác định nguồn gốc đất tranh chấp là của bà Đào, tự khai phá vào năm 1960, tổng diện tích 24.000m2, phần đất tranh chấp nằm trong diện tích này. Bà Đào khẳng định phần đất tranh chấp chưa bán cho ai, mà vẫn quản lý sử dụng từ xưa đến nay. Trong khi ông Chiến nói khác, rằng vào năm 1993, bà Đào đã bán cho vợ chồng ông Trần Văn Lợi. Do được bảo lãnh đi nước ngoài nên ông Lợi đã bán phần đất này lại cho mình, cũng năm 1993. Và nhà nước đã cấp sổ đỏ cho ông Chiến vào năm 1998.

Các bản án cũng thống nhất đến thời điểm tranh chấp, phía bà Đào đã đầu tư vào đất bao gồm nhà gỗ, cột bê tông, trồng nhiều cây cối, lắp mặt bằng với khối lượng đất, cát là 439,6m3… với tổng giá trị được thẩm định giá là khoảng 121 triệu đồng, trong đó giá trị đất, cát bồi đắp khoảng 65,3 triệu đồng.

Mấu chốt của vụ án là có hay không việc bà Đào bán đất cho vợ chồng ông Lợi vào năm 1993. Nếu có bán thì ông Chiến thắng kiện, bằng không có thì đất thuộc bà Đào. Và chứng cứ từ năm 2016 đến nay là ổn định, không có chứng cứ mới nào đáng kể.

Tòa án tỉnh Cà Mau đã xét xử sơ thẩm 2 lần vào năm 2016 và 2021 (do án sơ thẩm lần đầu bị hủy) với cùng kết quả. Đó là khẳng định có việc bà Đào bán đất cho ông Lợi vào năm 1993, nên tuyên đất thuộc về ông Chiến.

Trong khi Tòa án cấp cao tại TP.HCM cũng xét xử 2 lần phúc thẩm (năm 2019 và 2022), đều nhận định ngược lại, rằng không đủ cơ sở kết luận bà Đào có bán đất cho vợ chồng ông Lợi. Tại hai lần xét xử, HĐXX đều lập luận, nếu có việc mua bán phải chứng minh, hoặc ít nhất là nêu được mua với giá bao nhiêu, thanh toán bằng gì, khi nào, tại đâu, ai chứng kiến. Ở phiên xử phúc thẩm lần đầu, Tòa cấp cao đã hủy án với yêu cầu cấp sơ thẩm thu thập những chứng cứ này. Nhưng cấp sơ thẩm không thu thập được, vẫn xử y như lần một.

Tòa cấp cao lập luận thêm, lời trình bày của vợ chồng ông Lợi (gửi văn bản về từ nước ngoài) chỉ là xác định mình có mua đất của bà Đào, không nêu được mua với giá bao nhiêu, thanh toán bằng gì, khi nào, tại đâu, ai chứng kiến. Xác nhận của UBND thành phố Cà Mau rằng có việc mua bán này, nhưng cho rằng hồ sơ thất lạc. Một số chứng cứ, nhân chứng khác cũng chỉ là gián tiếp… Trong khi phía bà Đào được cấp sổ tấc đất tấc vàng năm 1993, có đăng ký sổ mục kê đất đai năm 1995, bao gồm cả thửa đất tranh chấp…

Từ đó, khi xét xử phúc thẩm lần 2 (ngày 15-8-2022), Tòa án cấp cao đã tuyên sửa án sơ thẩm, đất thuộc về bà Đào.

Tuy nhiên, khoảng 20 tháng sau, vào ngày 24-4-2024, Tòa án nhân dân tối cao đã ra Quyết định giám đốc thẩm số 19/2024/DS-GĐT, tuyên hủy án phúc thẩm, giữ y án sơ thẩm số 04/2021/DS-ST, ngày 29-3-2021của Tòa án tỉnh Cà Mau (gọi tắt bản án số 04).

Vụ cưỡng chế cồng kềnh nhất lịch sử thi hành án Cà Mau

Bản án số 04 có nội dung đất tranh chấp thuộc về ông Chiến, bà Đào phải di dời toàn bộ tài sản, giao trả đất. Và một vụ cưỡng chế cồng kềnh nhất lịch sử thi hành án tỉnh Cà Mau đã sắp diễn ra, khi phía bà Đào không tự nguyện thi hành án theo các Quyết định của Cục thi hành án tỉnh Cà Mau.

 

 

Căn nhà của bà Đào ở thời điểm mới xảy ra tranh chấp. Ảnh: TRẦN VŨ

Ngày 12-11-2024, chấp hành viên Cục thi hành án tỉnh Cà Mau đã ra Quyết định “cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất” và ban hành thông báo dự trù chi phí thi hành án. Riêng chi phí cưỡng chế đào, cuốc 440m3 đất cát đã là 50 triệu đồng.

Ngày 27-11-2024, trao đổi với phóng viên PLO, ông Huỳnh Hoàng Khâm, Cục trưởng cục thi hành án tỉnh Cà Mau cho biết: “Hai bên đương sự được thỏa thuận nhưng nếu không thành thì phải tiến hành đào, cuốc đất cát chở đi như bản án đã tuyên. Số đất cát này sẽ được tập kết đến một nơi mà chấp hành viên ký hợp đồng thuê bãi chứa. Tiếp theo là thông báo cho chủ sở hữu nhận trong thời gian luật định, nếu không nhận sẽ bán đấu giá rồi phân phối theo quy định pháp luật thi hành án dân sự”.

Theo tài liệu định giá trong hồ sơ vụ án, toàn bộ tài sản trên đất của bà Đào (định giá 2016) khoảng 121 triệu đồng, trong đó, riêng phần đất cát đắp nền nhà là khoảng 65,3 triệu đồng. Chi phí cưỡng chế di dời đất cát dự trù đã là 50 triệu đồng, chưa kể chi phí thuê bãi chứa, bán đấu giá… Toàn bộ chi phí này do phía bà Đào phải chịu trách nhiệm.

Một điều dễ nhìn thấy trong câu chuyện này là nếu hai bên thỏa thuận được việc trao đổi ngang giá phần 440m3 đất, cát, không phải thực hiện đào, cuốc chuyển đi thì tiện ích cho cả ba bên, 2 đương sự và cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, điều đó đang chưa diễn ra.

Ông Huỳnh Hoàng Khâm, Cục trưởng Cục thi hành án tỉnh Cà Mau nhận định đây là một vụ thi hành án hiếm có trong lịch sử thi hành án tỉnh Cà Mau.

Nguyên đơn không muốn giữ lại thứ gì của bị đơn

Việc thẩm định giá trị tài sản đã đầu tư vào đất của phía bị đơn được thực hiện năm 2016, trước khi xét xử sơ thẩm lần đầu. Và trong phiên xử sơ thẩm đầu tiên năm 2016, nguyên đơn không đồng ý kết quả định giá nhưng cũng không khiếu nại, với lý do chỉ đề nghị bị đơn di dời đi hết toàn bộ tài sản trên đất, không muốn giữ lại bất cứ gì.

Các bản án về sau chỉ tập trung mổ xẻ vấn đề đất thuộc về ai, không nhận định đến vấn đề khó khăn cho thi hành án nếu tuyên di chuyển cả đất cát dưới nền nhà.

Trần Vũ

Nguồn PLO: https://plo.vn/ca-mau-sap-xay-ra-mot-vu-cuong-che-cong-kenh-hiem-co-post821987.html