Dưới đây là mẹo giúp bạn gói bánh chưng xanh, dền dẻo, không lo mốc hay lại gạo.
Bánh chưng là món ăn truyền thống vào ngày Tết của người Việt. Tuy nhà ai cũng gói nhưng không phải ai cũng biết cách gói bánh chưng xanh biếc, dền và không lại gạo. Hãy cùng tham khảo một số cách dưới đây:
Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên
Nồi tole là loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm. Vì thế nó rất thích hợp để luộc bánh chưng.
Vì môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong, do đó giúp cho bánh chưng có màu xanh thật tự nhiên, đẹp mắt.
Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên
Dùng lá của củ riềng
Đây là cách được rất nhiều các gia đình áp dụng vì nó cho màu xanh cực đẹp. Cách làm rất đơn giản, bạn xắt lát nhỏ rồi giã ra, chắt lấy nước lá riềng. Sau đó, dùng hỗn hợp này trộn với nếp đã được ngâm qua nước, đảm bảo bánh chưng luộc xong sẽ xanh biếc, dền dẻo, cực kỳ ngon.
Dùng nước chanh hoặc nước lá dứa
Nước chanh tạo nên môi trường kiềm, nước lá dứa cũng vậy. Vì thế bạn có thể ngâm nếp trong nước dứa khoảng 3 tiếng, còn với nước chanh – vì có độ kiềm mạnh hơn nên các bạn chỉ cần vắt chanh vào. Bánh sẽ chín nhanh và xanh đẹp mắt.
Dùng baking soda
Dùng baking soda
Rửa thật sạch nếp và lá trước khi gói bánh
Đây là việc quan trọng. Trước khi gói bánh, bạn cần rửa sạch nếp và lá bánh. Đây cũng là cách giúp cho bánh có màu đẹp hơn, thơm ngon hơn và giữ được lâu hơn. Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy sẽ giúp rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ có màu trong xanh rất đẹp.
Rửa bánh qua nước lạnh
Khi nấu bánh được một nửa thời gian thì các bạn nên thay toàn bộ nước luộc bánh chưng, cho vào nước luộc mới, như vậy sẽ giúp bánh được ngon hơn và có màu xanh tự nhiên.
Dùng vật nặng đè lên bánh chưng khi nấu xong
Bánh sau khi luộc xong các bạn để ra bàn rồi dùng mặt thớt hay tấm ván nặng đè lên để ép ra nước. Với cách này sẽ giúp cho bánh được chắc chăn hơn và để được lâu hơn sơ với bình thường.