Giá vàng hôm nay (23-12): Giá vàng miếng trong nước bất ngờ giảm mạnh, với mức giảm mạnh nhất lên tới 2,4 triệu đồng chiều mua và 1,9 triệu đồng chiều bán.
Giá vàng trong nước hôm nay
Giá vàng miếng trong nước bất ngờ “lao dốc”, với giá vàng một số thương hiệu đã trượt mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn vẫn duy trì ổn định. Hiện tại, giá vàng các thương hiệu đang niêm yết cụ thể như sau:
Vàng miếng thương hiệu DOJI đang mua vào mức 80 triệu đồng/lượng và bán ra mức 82,5 triệu đồng/lượng. SJC đang mua vào cao hơn 1 triệu đồng và bán ra cao hơn 800.000 đồng so với DOJI. Vàng Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết ở mức 81,3 triệu đồng/lượng mua vào và 83 triệu đồng/lượng bán ra, cao hơn giá mua vàng miếng Phú Quý SJC 100.000 đồng nhưng thấp hơn giá bán 300.000 đồng.
Giá vàng trong nước giảm mạnh. Ảnh: nld.com.vn |
Đối với vàng nhẫn, giá vàng SJC 9999 niêm yết ở mức 81,8 triệu đồng/lượng mua vào và 83,6 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so với rạng sáng qua.
DOJI tại thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giữ nguyên mức giá mua và bán của rạng sáng qua là 82,9 triệu đồng/lượng và 84,4 triệu đồng/lượng,
Giá mua và giá bán vàng nhẫn thương hiệu PNJ neo ở mốc 83,4 triệu đồng/lượng và 84,4 triệu đồng/lượng.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn trơn ở mức 82,7 triệu đồng/lượng mua vào và 84,4 triệu đồng/lượng bán ra.
Phú Quý SJC đang thu mua vàng nhẫn ở mức 82,9 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 84,4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng trong nước cập nhật lúc 5 giờ 30 phút sáng 23-12 như sau:
Giá vàng thế giới hôm nay
Giá vàng thế giới dự báo sẽ trầm lắng trong tuần này khi Mỹ bước vào kỳ nghỉ Giáng sinh. Tuy nhiên, một số chuyên gia lưu ý, các báo cáo kinh tế tới đây có thể sẽ tạo ra biến động trong ngắn hạn.
Tuần trước, vàng đã chịu áp lực mạnh mẽ bởi sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng sau cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cùng phát biểu của người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới. Đúng như dự đoán, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã hạ lãi suất xuống mức từ 4,25% đến 4,50%. Tuy nhiên, một kịch bản không mấy lạc quan với vàng khi Fed đề xuất sẽ làm chậm lộ trình nới lỏng chính sách của mình trong năm 2025. Thông tin này đã đẩy giá vàng tương lai tháng Hai xuống mức hỗ trợ 2.600 USD/ounce.
Làn sóng bán tháo vàng gia tăng sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell bắt đầu cuộc họp báo sau đó. Theo đó, ông nhấn mạnh rằng, đã có sự đắn đo trong quyết định cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang. Phát biểu của ông Powell đã củng cố lập trường “thận trọng”, nhấn mạnh rằng cần phải có thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang về mức mục tiêu trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến lãi suất. “Tôi nghĩ từ đây là một giai đoạn mới và chúng tôi sẽ thận trọng về các đợt cắt giảm tiếp theo”, Chủ tịch Fed cho biết.
Giá vàng thế giới neo trên 2.600 USD/ounce. Ảnh: Getty Images |
Mặc dù lập trường thận trọng trong lãi suất đang gây áp lực cho vàng, nhưng giới chuyên gia vẫn cho rằng, kim loại quý này vẫn đang được hỗ trợ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã khởi động lại hoạt động mua vàng vào tháng 11 sau 6 tháng tạm dừng và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ tiếp tục tích trữ vàng thỏi trong thời gian tới.
Cùng với nhu cầu từ các ngân hàng trung ương, bất ổn vẫn còn đó cũng sẽ làm tăng thêm lực cầu trú ẩn an toàn vào tài sản trú ẩn.
Với giá vàng miếng trong nước tăng mạnh và giá vàng thế giới neo ở mức 2.623,4 USD/ounce (tương đương khoảng 80,7 triệu đồng/lượng quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 3,7 triệu đồng/lượng.